Ngày 14/12/2023 Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh đã có Báo cáo số 118/BC-TCT Báo cáo Sơ kết 02 năm triển khai, thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 06; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. Bám sát vào sự chỉ đạo của Chính phủ, Tổ Công tác triển khai thực hiện Đề án 06 Trung ương; sự hướng dẫn, phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương. Thời gian 02 năm qua, Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, ban hành 01 Chỉ thị, 03 Nghị quyết, 07 Kế hoạch, 14 Quyết định, 16 Thông báo và hơn 100 Công văn triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các nhiệm vụ. Đến nay đã hoàn thành các nhiệm vụ, còn một số nhiệm vụ đang triển khai thực hiện.
Việc triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ quan trọng, có tính lan tỏa cao và đem lại lợi ích thiết thực, hiệu quả lâu dài. Khó khăn, thách thức, điểm nghẽn còn nhiều, do đều là những vấn đề mới, khó, chưa có trong tiền lệ, trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ sau:
(1) Các Sở, ngành, UBND các địa phương tiếp tục rà soát lại các nội dung nhiệm vụ triển khai Đề án 06 được giao để tổ chức thực hiện đảm bảo; trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực hoàn thành việc triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng đối với 25 dịch vụ công thiết yếu và các dịch vụ tại Quyết định số 422/QĐ-TTg đảm bảo lộ trình thực hiện và theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương; đồng thời, khẩn trương thực hiện, cụ thể hóa từng nhiệm vụ được phân thực hiện 43 mô hình đề án 06 theo Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Kế hoạch số 7384/KH-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh.
(2) Các thành viên Tổ công tác Đề án 06 các cấp cần “nêu gương” trong việc triển khai thực hiện. Các sở, ban, ngành và địa phương phải xác định rõ nhiệm vụ, tập trung rà soát làm rõ các mặt tồn tại, hạn chế, xác định rõ các điểm nghẽn để có giải pháp khắc phục tránh chung chung hình thức.
(3) Đối với Cơ quan thường trực (Công an cấp tỉnh, huyện, xã) tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề Đề án 06 trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục chủ trì tham mưu triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ phục vụ triển khai 27 quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng; lực lượng Công an cấp cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trên địa tiến hành làm dữ liệu của các ngành, các cấp phục vụ hiệu quả công tác đồng bộ và kết nối chia sẻ dữ liệu; kịp thời tổng hợp, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tăng cường việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; thường xuyên tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định.
(4) Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện tập trung, đẩy mạnh việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, Văn phòng UBND tỉnh thực hiện việc rà soát, tái cấu trúc quy trình, đề xuất tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Rà soát, đánh giá và đề xuất cấp bổ sung trang thiết bị phục vụ việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Đẩy mạnh thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các. Tuyên truyền, triển khai ứng dụng các tính năng của chip điện tử gắn trên thẻ CCCD và ứng dụng VNeID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội nhất là các lĩnh vực chuyển đổi số mạnh nhất như: Ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...), tài chính, viễn thông, điện, nước và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác theo chủ trương của Đề án. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục rà soát số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết có yêu cầu nghĩa vụ tài chính để đẩy nhanh việc tích hợp, cung cấp thanh toán trực tuyến đảm bảo tối thiểu 50% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 25% tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp để hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án, từ đó tham gia tích cực, kết nối, khai thác hiệu quả các tiện ích, ứng dụng điện tử trong thực hiện Đề án 06, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan; Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện, không trông chờ, ỷ lại vào Trung ương; đưa kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 vào tiêu chí đánh giá bình xét thi đua khen thưởng hàng năm.
(5) UBND cấp huyện tập trung chỉ đạo Tổ công tác triển khai Đề án cấp huyện đẩy mạnh triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu; Đẩy mạnh việc thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 để người dân không phải mang bản chính đến 28 đối chiếu với bản sao, giảm thiểu việc cung cấp thông tin và đi lại thực hiện thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã; thực hiện quy trình, thủ tục cấp chứng thư số; chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa theo đúng lộ trình.
(6) UBND cấp xã tập trung chỉ đạo Tổ công tác triển khai Đề án cấp xã tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân trên địa bàn nắm được những tiện ích của dịch vụ công, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu; phát huy vai trò của tổ Công nghệ số cộng đồng; rà soát cấp chứng thư số, chữ ký số; thực hiện số hóa hồ sơ đảm bảo đúng lộ trình... Điều tra cơ bản hộ nghèo, người cao tuổi, người có công với cách mạng, đối tượng chính sách vay vốn, vay vốn tín chấp, tích hợp giảm trừ bảo hiểm; rà soát nhóm công dân cần thực hiện vay vốn, tiếp cận ngân hàng để giảm thiểu tín dụng đen. Chỉ đạo Công an xã phối hợp với cán bộ phụ trách an sinh xã hội tổ chức tuyên truyền lợi ích của CCCD và tài khoản định danh điện tử.
Nguồn: Báo cáo số 118/BC-TCT