Ngày 27/11/2023 UBND tỉnh đã có Báo cáo số 277/BC-UBND Tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024
Theo đó, tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/3/2023, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; tích cực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân ổn định sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ; Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong năm, đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng; thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư... Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đều giảm so với năm trước. Dự kiến năm 2023 có 1.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 107 doanh nghiệp so với năm trước; có 460 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 19,4%; 160 doanh nghiệp giải thể, giảm 57 doanh nghiệp. Cấp mới 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.834,6 tỷ đồng, điều chỉnh 35 dự án, chấm dứt hoạt động 06 dự án, lũy kế đến nay có 1.137 dự án đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cấp mới 03 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD, giảm 02 dự án so với năm trước; như vậy đến nay số dự án FDI còn hiệu lực là 193 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kết nối với các doanh nghiệp lớn. Đa dạng hóa kênh 7 thông tin phản ánh và tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ, đối thoại doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, địa phương. Công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trước và sau thành lập thường xuyên được duy trì. Các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức khá sôi nổi như: triển khai đồng bộ Đề án Năm khởi nghiệp - Quảng Nam 2023; tổ chức thành công Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Tư - TechFest Quang Nam 2023; làm việc với Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và nghiên cứu đầu tư Không gian khởi nghiệp quốc gia tại tỉnh Quảng Nam; tổ chức các lớp tập huấn nhận thức về năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đã tổ chức lễ trao giải ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Quảng Nam năm 2023 với 43 ý tưởng, dự án đạt giải. Năm 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Nam đạt 66,62 điểm (tăng 0,38 điểm so với năm 2021), xếp thứ 22/63 tỉnh, thành phố, giảm 3 bậc so với năm 2021; xếp thứ 6/14 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Trong 10 chỉ số thành phần, có 4/10 chỉ số tăng điểm8 và 6/10 chỉ số giảm điểm, riêng 2 chỉ số về đào tạo lao động và cạnh tranh bình đẳng giảm đến 19 bậc, một số chỉ tiêu thuộc chi phí không chính thức được xác định vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá PCI của tỉnh. Với mục tiêu đưa thứ hạng PCI tỉnh Quảng Nam trở lại top 20 của cả nước, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn trong năm 2023 với nhiều giải pháp triển khai thực hiện, ưu tiên giải quyết ngay các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp như: khai trình việc sử dụng lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động; Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy; Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp... Không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh dưới mọi hình thức; chủ động đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết, còn chồng chéo và không hợp lý; rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở các cấp chính quyền so với quy định.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số; tăng cường phân cấp, ủy quyền đi đôi với giám sát, hướng dẫn kịp thời. Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp 25 Đẩy mạnh CCHC và chuyển đổi số, tăng cường phân cấp, ủy quyền đi đôi với giám sát, hướng dẫn kịp thời. Sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh (LRIS) và Hệ thống IOC (Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Quảng Nam), Cổng dịch công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh và kịp thời đưa vào sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, Hệ thống tiếp công dân trực tuyến. Tiếp tục phân cấp, phân quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành theo hướng phân cấp mạnh mẽ, minh bạch, thiết thực và hiệu quả hơn. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan và sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đổi mới phong cách, phương pháp làm việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo quan trọng trong cải cách hành chính. Thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số để quản lý nhanh hơn, minh bạch, hiệu quả hơn. Tiếp tục thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều loại hình dịch vụ công, giảm đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ gắn với cơ chế kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp, người dân và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư pháp, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Nâng cao hiệu lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của bộ máy hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở.
Nguồn: Báo cáo số 277/BC-UBND